Tuyển dụng Giải thích lý do bị sa thải trong cuộc phỏng vấn

Giải thích lý do bị sa thải trong cuộc phỏng vấn

2
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, hàng loạt công ty đã tìm đủ mọi cách để cắt giảm nhân viên. Thật không may nếu bạn nằm trong số đó. Vậy bạn sẽ giải thích ra sao với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn xin việc mới.
Bị sa thải không phải là điều hay ho để có thể thoải mái nói trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, “Tại sao bạn nghỉ công việc trước” là câu hỏi cố định của nhà tuyển dụng. Họ chắn chắn muốn biết lý do cho tình trạng thất nghiệp của bạn. Dù bị cắt giảm nhân sự không hẳn là một việc đáng xấu hổ nhưng nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn bị cắt giảm vì lý do chuyên môn. Vì vậy, hãy học cách kiểm soát câu hỏi tế nhị này.

Thảo luận vấn đề sớm
Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi lý do bạn nghỉ việc ở một thời điểm nào đó trong cuộc phỏng vấn. Đừng sợ đề cập vấn đề này sớm. Vòng vo nói tránh có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm bạn. “Hãy giới thiệu bản thân” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất và đầu tiên trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể đề cập tới vấn đề ngay từ câu hỏi này.
Cởi bỏ áp lực
Bị sa thải không phải là tin tốt đẹp nhưng nếu bạn phải ra đi vì công ty gặp khủng hoảng tài chính dẫn đến việc cắt giảm nhân viên, giải thích lý do cho nhà tuyển dụng là điều đơn giản. Hãy giải tỏa mối nghi ngờ của người phỏng vấn bằng cách nói công ty đã sa thải bao nhiêu phần trăm nhân viên. Nếu phần trăm đó không nhiều, hãy nói ngắn gọn rằng văn phòng của bạn tái cơ cấu lại và công việc của bạn bị cắt bỏ.
Nói về điều lạc quan
Dù bạn bị thải nhưng sự nghiệp của bạn không dừng lại. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách miêu tả bạn đã tận dụng sự thất nghiệp của mình ra sao. Hãy nói về các khoá học bạn tham gia hay nói về cuốn sách bạn yêu thích liên quan tới lĩnh vực bạn đọc trong thời gian không làm việc.
Giữ lại chi tiết cụ thể
Hãy nói về lý do bạn bị cắt giảm nhưng không cần thiết phải tiết lộ chi tiết về tình hình tài chính của công ty trước, công cụ kiệt quệ tài chính hay làm ăn thua lỗ ra sao. Hãy giải thích ngắn gọn hoàn cảnh xung quanh việc sa thải của bạn – tập trung vào bạn chứ không nhấn mạnh tới công ty bạn đã làm việc.
Không sa vào “buôn chuyện” với người phỏng vấn
Một số người thích “buôn chuyện”. Nếu bạn gặp một người như vậy phỏng vấn mình, đừng cảm thấy phải chiều lòng sở thích “buôn chuyện” của họ. Khi người phỏng vấn đó hỏi bạn nhiều thông tin về công ty cũ và có vẻ không thích hợp, hãy hành động đơn giản: tổng kết những gì bạn đã nói và khẳng định rằng bạn phải tiếp tục và rằng đó là điều tốt nhất. Người phỏng vấn sẽ phải tiếp tục với câu hỏi kế tiếp và điều này tốt hơn cho bạn.

Theo Savvysugar