Kiến thức quản trị Câu hỏi về tính toàn diện cho các nhà quản trị

Câu hỏi về tính toàn diện cho các nhà quản trị

11
Việc hoàn thành đào tạo đạo đức chỉ là sự khởi đầu của một quá trình tự xem xét nội tâm.
Các nhà lãnh đạo trong kinh doanh và chính trị nên suy nghĩ xa hơn về những quy định nên và không nên làm trong chính sách đạo đức của tổ chức mình và hãy hỏi chính mình những câu hỏi dưới đây.

1. Tôi có nên đưa ra các mục đích rõ ràng không?
Nhân viên phải tốn quá nhiều thời gian tìm kiếm các chương trình nghị sự không được công khai để giải mã ý định của lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo, bạn phải tạo ra một tầm nhìn sao cho những người khác có thể tin vào và đi theo phương ngôn ấy. Bằng cách đó, bạn tạo một nền văn hóa an toàn, khả năng dự báo và tin tưởng nhân viên có thể phát triển mạnh mẽ. Khi bạn hoạt động mà không rõ ràng về ý định, bạn trở thành nhà ảo thuật của sự hỗn loạn.
Môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay đã khiến các tổ chức buộc phải có một lập trường linh hoạt và chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi tùy theo tình hình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo phải thắc mắc, tầm nhìn chúng ta đang theo đuổi là gì và làm thế nào để chúng ta hỗ trợ mỗi hành động hướng tới tầm nhìn đó? Chúng ta có trao đổi thẳng thắn, rõ ràng và trung thực với nhân viên không? Chúng ta đang tạo ra những kỳ vọng có thực trong lực lượng lao động của mình không?

2. Tôi có nên kinh doanh theo kiểu “tôi thắng, anh thua”?
Những nhà lãnh đạo lớn tập trung vào lợi ích cao nhất, chứ không phải là kịch bản “tôi thắng, anh thua”. Sự thành công của cá nhân hoặc công ty không phải đến từ sự mất mát của người khác. Sự hợp tác dựa trên sự linh hoạt cao độ là điều rất cần thiết cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp, cũng giống như việc mở rộng kinh doanh vượt qua biên giới quốc gia. Các nhà lãnh đạo không thể thiết lập quan hệ đối tác phát triển mạnh với các nước, các tổ chức và với nhân viên của họ, trừ khi tất cả mọi người được chia sẻ tiền thưởng, lợi ích. Đồng thời, các nhà lãnh đạo không nên yêu cầu người chơi cá nhân phải hy sinh niềm tin và giá trị của họ trong quá trình đáp ứng các mục tiêu của công ty.
Là một nhà lãnh đạo, bạn không phải nhìn đi đâu xa để tìm bằng chứng cho việc công ty hoạt động theo nguyên mẫu ban đầu. Ví dụ, hãy xem xét chương trình đa dạng của bạn. Liệu cách công ty hoạt động có chứng minh rõ ràng rằng bạn tin vào sự đa dạng, hay là bạn quan tâm đến vấn đề đó chỉ bởi vì quy định của Chính phủ? Bạn đánh giá chất lượng đầu vào cho rằng quan điểm đa dạng có thể đem lại cơ hội kinh doanh và thực sự kết hợp đầu vào vào các quyết định kinh doanh, hay là bạn trả tiền chỉ để có được các dịch vụ theo quan điểm của thiểu số? Nếu bạn đã có một chương trình đa dạng tại chỗ trong khoảng 20 năm và không có sự gia tăng đáng kể ở phụ nữ và dân tộc thiểu số ở các cấp độ hàng đầu trong công ty, không có sự chi trả cân bằng đối với chủng tộc và giới tính cho cùng một mức độ công việc, không có những ví dụ bạn có thể chỉ ra các ý kiến đa dạng khác nhau có đem lại một giải pháp kinh doanh tốt hơn, bạn có câu trả lời của bạn.

3. Tôi có phải chứng tỏ sự toàn vẹn của hành động?
Khi là một nhà lãnh đạo, mọi nhất cử nhất động của bạn đều rất quan trọng. Nó sẽ cho thấy có sự thống nhất và sự tác động qua lại như thế nào giữa mục đích và hành động của bạn. Vấn đề không thể bộc lộ được hết khi chỉ bằng những gì bạn nói hoặc bằng văn bản, nếu hành động của bạn lệch pha với mục đích của bạn. Hãy suy nghĩ về điều đó trong lần đàm phán hợp đồng cuối cùng với một nhà cung cấp dịch vụ, lúc mức giá đã được định đoạt nhưng sau đó người mà bạn đàm phán trả lại hợp đồng, yêu cầu chiết khấu giảm giá đi một nửa. Đó là một nhà thầu nhỏ và bạn chắc chắn họ sẽ ký kết, bởi vì trong nền kinh tế khó khăn, có một vài công việc làm ăn còn hơn là không có gì. Bạn hợp lý hóa tất cả những dịch vụ bạn có ở một mức giá ưu đãi vượt trội, nhưng nó không nói lên được gì về bạn và công ty của bạn? Nó có cho thấy gì về tính toàn vẹn của bạn không?.

Theo Minh Hiếu