Kiến thức quản trị Kinh nghiệm “quản lý ý tưởng”!

Kinh nghiệm “quản lý ý tưởng”!

18
Một số nhà sản xuất điện thoại nhận định rằng kế hoạch sản xuất màn hình nhựa sẽ không còn phù hợp thì Corning Inc, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm kính của Mỹ tìm được một công thức chế tạo kính dẻo siêu bền, gọi là Chemcor, những nhà sản xuất của Corning đã bắt đầu hình thành nên những ý tưởng mới…
Corning muốn dùng Chemcor để thay thế cho nguyên liệu nhựa trong quá trình sản xuất màn hình điện thoại. 

Cộng hưởng sự liên kết
Theo trưởng nhóm nghiên cứu của Corning, Mark Matthews, từ thử nghiệp ban đầu chỉ với một cặp sản phẩm duy nhất trên thị trường, nhưng chỉ sau một năm kính điện thoại di động Corning, nay có tên là Gorilla, đã đạt được thành công lớn. Tất cả các hãng sản xuất điện thoại di động lớn như Samsung, LG và Motorola đã đặt hàng. 
Hãng Dell cũng chọn nguyên liệu này cho việc sản xuất một số linh kiện dành cho máy tính xách tay. Bình quân mỗi năm, Gorilla mang về doanh thu khoảng 100 triệu USD và dự kiến nâng mức này lên 500 triệu USD vào năm 2015. Đây chính là một nguồn thu nhập đáng kể cho Corning khi việc bán hàng trong năm 2009 đạt doanh thu là 5,4 triệu USD.
Sự thành công của Corning với Gorilla không chỉ đơn giản là những nỗ lực của một một nhà phát minh cá nhân hoặc các nhóm nhỏ hay sự hỗ trợ từ công ty mẹ, mà là là sự kết hợp sức mạnh của nhiều bộ phận, các phòng ban trong công ty. Nhóm nghiên cứu Matthews có vai trò trong việc đưa ra ý tưởng và thúc đẩy cho ý tưởng đó thành hiện thực. Những nhà lãnh đạo của Corning mong muốn rằng họ có thể đưa ý tưởng kính dẻo điện thoại ra thị trường và thương mại hóa nó. 
Sau những phản ứng của khách hàng về những tính năng thuận tiện mà Gorilla đã mang lại, Steiner đã thiết lập hệ thống quản lý hoạt động trong nghiên cứu sản phẩm, điều hành sản xuất, và hỗ trợ bán hàng. Hệ thống này đã giúp những nhà lãnh đạo của Corning có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Lúc này, người điều hành nhóm, Matthews vui mừng: “Cơ hội mở ra và chúng tôi đã tận dụng nó, đưa các nguồn lực sẵn có để biến cơ hội thành hiện thực”.

Vai trò của nhà nghiên cứu
Trong hệ thống đó, nguồn lực kỹ thuật, các nhà nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt để có thể đưa ra một sản phẩm hoàn hảo với người tiêu dùng. Bởi vậy, Corning đã tìm đến Trung tâm nghiên cứu Sullivan Park ở Erwin, New York, thành viên của công ty nghiên cứu và phát triển R&D, để tuyển dụng các nhà khoa học cho dự án Gorilla.
Sau khi nghiên cứu mẫu thành công vào tháng 12/2007, Corning đã có được hợp đồng đầu tiên chỉ sau ba tháng. Lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng, và quy mô sản xuất hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu. Thách thức đặt ra cho các nhà quản lý của Corning là phải tìm một nhà máy sản xuất lớn, đủ để có thể tạo ra những lô hàng lớn theo yêu cầu của khách hàng. Để giải quyết, Steiner đã nỗ lực trong việc thiết lập các quan hệ hợp tác với những công ty cùng lĩnh vực và đạt được thành công khi nắm vai trò điều hành một nhà máy ở Harrodsburg.
Steiner đã có thể kết hợp được những sức mạnh riêng lẻ từ các nhà nghiên cứu của Corning để làm nên sự thành công cho sản phẩm. Bởi ông biết hài hòa lợi ích, đáp ứng một cách hợp lý những yêu cầu mà họ đề ra. Các nhóm nghiên cứu của Corning vì thế đã hỗ trợ rất tích cực để có thể mang đến sự thành công cho sản phẩm mà không cần phải có sự giám sát thường xuyên của những người điều hành. 
Khi dự án Gorilla gần tới giai đoạn cuối cùng, những chi phí mà Corning bỏ ra ngày càng nhiều và các nhà điều hành của công ty buộc phải giảm chi phí của các dự án khác. Đây là một trong những thách thức lớn cho các nhà quản lý của Corning khi họ vẫn phải đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kinh doanh. Phương án đưa ra của Corning là tiếp tục duy trì những nỗ lực phát triển của các dự án với nguyên tắc giữ nguyên số lượng nhân viên đã tham gia, và tuyệt đối không sa thải các nhà nghiên cứu mà để họ tiếp tục phát triển chương trình. 
Những việc làm đó giúp Corning duy trì sự cân bằng mà các công ty khác phải đấu tranh mới có được. Một số công ty có phương pháp đúng, nhưng nhân viên không tin tưởng lẫn nhau và không hợp tác; các công ty khác khuyến khích một nền văn hóa gắn bó nhưng thiếu các hệ thống và quy trình để siết chặt sự đổi mới của các nhân viên.

Theo Minh Thùy