Marketing Bài học marketing qua American Idol

Bài học marketing qua American Idol

2
Sau 20 phút ở phòng thử giọng American Idol, bà McKay đáng mến quay sang tôi và bảo: “Mấy người này phải biết họ hát tệ đến thế nào” và tôi trả lời “Có ai nói cho họ biết đâu”.

Bạn có nhận thấy là những người thiếu tài năng, thì thường có sự tin tưởng cao độ? Có thể thấy rất nhiều những người như vậy không chỉ ở cuộc thi American Idol mà trong muôn mặt của cuộc sống.
Giáo sư Justin Kruger và sinh viên David Dunning của ông tại trường Đại học Cornell đã nghiên cứu hiệu ứng này trong một bài khóa luận năm 1999 có tiêu đề “Non nớt và không có kỹ năng”. Họ đã có kết luận như sau: những người thiếu hiểu biết nhất là những người tự cho mình là thông thái nhất và những người thực sự hiểu vấn đề thì lại không tự đánh giá mình cao như thế.

Kết quả này cũng được nhiều nghiên cứu sau đó về nhiều kỹ năng và lĩnh vực chuyên môn khẳng định. Người ta gọi đó là hiệu ứng Dunning-Kruger .

Câu hỏi đặt ra là: tại sao điều này lại xảy ra?

Câu trả lời là: các kỹ năng cơ bản và nhận thức cần thiết để tạo nên năng lực cũng chính là các kỹ năng cần thiết để đánh giá năng lực.

Sự thiếu hiểu biết (thiếu năng lực) đã ngăn cản họ nhận ra sự thiếu hiểu biết (thiếu năng lực) của họ. Mọi người không biết là họ không biết những gì. Họ thậm chí không biết cách và nơi để tìm kiếm những gì họ không biết.

Và họ, những người thiếu hiểu biết không thấy một điều rõ ràng là những người có kỹ năng đều thấy rõ chân tướng những kẻ ngốc này khi họ đột nhiên phơi bày sự ngu dốt của mình ra. Cho tới lúc đó họ vẫn tự đánh lừa mình rằng chính sự thiếu hiểu biết của họ là năng lực đáng tự hào.

Có bao giờ bạn thắc mắc:

Tại sao những người không rành vấn đề vẫn cảm thấy tự tin bỏ phiếu (hoặc đưa ra những phát ngôn có tính chất kích động)?

Làm thế nào mà những người không có kinh nghiệm giảng dạy lại biết những hạn chế của hệ thống giáo dục của chúng ta?

Làm thế nào mà những người chưa bao giờ học về đầu tư lại có thể vô tình ném số tiền tiết kiệm cả đời vào thị trường bất động sản.

Sự thiếu hiểu biết khiến người ta có những sự chọn lựa tồi và nó cũng ngăn cản họ nhận ra rằng họ đang có những sự lựa chọn tồi. Đây là hiệu ứng Dunning-Kruger (DK). Ở thái cực khác của hiệu ứng DK, những người có năng lực lại tự đánh giá mình thấp hơn mức họ đáng được nhận. Trong họ luôn vang lên một giọng nói vô hình “Cái này ai mà chẳng biết.”

Người dốt thì tự tin, kẻ thông minh thì ngờ vực. Và nhiều hay ít thì tất cả chúng ta đều có dính dáng đến hai loại người đó.

Các phản hồi thiếu hiểu biết đã khiến người ta ảo tưởng như thế nào

Hãy tưởng tượng một buổi tối thứ sáu điển hình trong một câu lạc bộ karaoke. Đám đông thi nhau hát. Một người trong số đó tạm gọi là cô ca sĩ karaoke, nổi bật hơn cả và trở thành người hát hay nhất trong câu lạc bộ.

Và cô ấy đã nhận được những phản hồi như thế nào?

Có ai trong số những người cùng hát nói rằng cô ấy giữ hơi rất tồi, giọng cô ấy rung một cách bất thường hay điệu bộ kỳ quặc của cô ấy ? Khó có ai có thể làm như thế. Họ chẳng hiểu gì về sắc thái biểu cảm hay thanh âm nên khi nhận được những phản hồi tích cực, cô ấy sẽ nghĩ mình hát hay.
Điều đó dĩ nhiên là rất tuyệt vời với cô ấy. Hiệu ứng DK đã làm cô ấy tin rằng mình đủ trình độ ca hát để đi thi American Idol!

Và sau đó, khi đến buổi thử giọng.

Ban giám khảo nói rằng cô ấy hát rất dở. Sự kém hiểu biết đã làm cô không thể hiểu được những gì họ đang nói với cô ấy. Cô cho rằng ban giám khảo thật là ngu dốt và tin là mình đã trình diễn tuyệt vời.

Cô giận dữ mắng ban giám khảo. Không phải là cô đang tự bảo vệ mình, không phải là cô đang cố gắng không làm xấu đi hình ảnh của mình trước mặt những người ủng hộ mà bởi vì cô hoàn toàn không thể hiểu được mình đã trình diễn tệ hại đến như thế nào.

Quảng cáo kém hiệu quả là do hiệu ứng Dunning-Kruger chứ không phải do quảng cáo vô tác dụng.
Rất giống với cô ca sĩ karaoke của chúng ta, thành phố nào cũng có những nhà quảng cáo lẽ ra nên thừa nhận là chiến lược quảng cáo và công việc quảng cáo họ đang làm còn nhiều thiếu sót, thì lại tự thuyết phục bản thân là quảng cáo chẳng có tác dụng gì.

Không có ai trong đội ngũ của ông doanh nhân kia nói cho ông biết rằng các đoạn quảng cáo của ông ta chẳng có nội dung gì, chúng không giao tiếp với người mua bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ toàn những từ ngữ rập khuôn như “nhanh, thân thiện, dịch vụ tốt.” Chẳng có ai bảo với doanh nhân kia là đặt con chó và quý tử của ông ta vào đoạn quảng cáo sẽ chẳng thuyết phục được ai mua hàng của ông ta.

Hoặc sâu hơn về vấn đề kỹ thuật, không ai nói cho doanh nhân kia biết là chương trình quảng cáo của ông ta xuất hiện với tần suất không đủ mạnh để tạo được một ảnh hưởng và ông ta đã chọn sai phương tiện quảng cáo, và các đối thủ của ông ta đã quảng cáo tốt hơn.

Bạn bè ông ta đã không làm được như vậy, họ chỉ tán dương ông ta khi thấy ông ta xuất hiện trên truyền hình, trên báo hoặc đài phát thanh. Với những phản hồi tốt như vậy, không ngạc nhiên khi ông ta nghĩ mình giỏi nhất.

Cho tới khi tận mắt thấy các số liệu doanh số bán hàng. Giảm mạnh hoặc ở mức đáy, ông ta mới tá hỏa nhưng ông không cho rằng kênh quảng cáo và cách quảng cáo của mình có vấn đề mà chỉ phàn nàn “ Tôi đã cố quảng cáo nhưng chẳng hiệu quả.”

Không may cho ông doanh nghiệp kia, nếu không muốn tiếp bước cô ca sĩ karaoke, thì ông phải tìm cách khác để lôi kéo khách hàng. Càng nhanh càng tốt.

Làm thế nào để các khách hàng doanh nghiệp có được những đoạn quảng cáo tốt nhất và trở thành những công ty lớn

Vấn đề cá lớn/hồ nhỏ của các ông chủ doanh nghiệp là họ thường tin rằng thành công trong một lĩnh vực, thì cũng sẽ đủ năng lực trong hầu như tất cả các lĩnh vực khác. Thay vì tận dụng chuyên môn của chuyên gia quảng cáo, thì họ lại làm tình làm tội anh ta cho đến khi họ có được đoạn quảng cáo như ý muốn của mình – đoạn quảng cáo đầy hiệu ứng DK.

Nhưng cũng có chủ doanh nghiệp đã vượt qua được hiệu ứng DK. Họ tìm chuyên gia quảng cáo có đủ năng lực chuyên môn để giúp công việc kinh doanh khởi sắc.

Một ca sĩ có tài năng thực sự tham gia cuộc thi American Idol mà có định hướng tốt và truyền thông hiệu quả thì cũng sẽ thành công.

Theo gomm