Kiến thức quản trị Truyền đạt tầm nhìn

Truyền đạt tầm nhìn

9
Tầm nhìn của lãnh đạo sẽ thành vô giá trị nếu như tổ chức không hiểu về nó. Và tổ chức không thể tiến xa nếu hoạt động truyền thông không phát huy hiệu quả. Một tầm nhìn mô tả các thành quả, hoặc tình trạng trong tương lai mà tổ chức sẽ thực hiện hoặc hiện thực hóa nó. Một tầm nhìn được chia sẻ nhằm thực hiện những gì mà nó muốn: truyền cảm hứng, làm cho mọi việc sáng tỏ và tập trung vào công việc.
“Một phần trong công việc của lãnh đạo là đưa ra cam kết về tầm nhìn của tổ chức của bạn. Để làm điều này, bạn phải truyền đạt tầm nhìn sao cho nó có ý nghĩa với mọi người” – Talula Cartwright, đồng tác giả cuốn “Truyền đạt tầm nhìn của bạn” cho hay.
Theo Cartwright, “truyền đạt một tầm nhìn cũng giống như là tạo ra lời rao hàn”, vì “bạn muốn mọi người trong tổ chức tin vào tầm nhìn và truyền nó tới người khác”.
Lãnh đạo nói về tầm nhìn của tổ chức theo nhiều cách khác nhau – và luôn giữ được thông điệp của mình phát huy tác dụng. Các chiến thuật để lãnh đạo cân nhắc bao gồm:
Các câu chuyện: Khi bạn kể một câu chuyện hay, điều đó có nghĩa là bạn đã đưa cuộc sống vào một tầm nhìn. Việc kể chuyện tạo nên sự tin cậy, chiếm được tình cảm và khối óc, và có tác dụng như một lần nhắc lại tầm nhìn.
Bài diễn văn: Mỗi lãnh đạo đều cần tới khả năng truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng, ngắn gọn. Trong khoảng thời gian đi thang máy, bạn có thể tạo ra một tầm nhìn nào có sức thuyết phục không? Sẵn sàng củng cố tầm nhìn kể cả tại quán café, khi bạn tới thăm bộ phận dịch vụ khách hàng, và thậm chí khi đi bộ qua khu để xe vào cuối ngày.
Truyền thông đa phương tiện: Bạn sử dụng càng nhiều kênh truyền thông, thì cơ hội để tổ chức “nắm bắt” được tầm nhìn lại càng tốt hơn. Sử dụng các công nghệ truyền thông tân tiến nhất, nhưng đừng quên những “công cụ” như: cốc cafe, áo phông, túi xách tay và bất cứ những gì mà bạn có thể nghĩ rằng nó sẽ giúp truyền tải/ phát tán thông điệp.
Hãy nói với tôi: Cá nhân hóa tầm nhìn bằng cách lôi kéo người khác vào các cuộc đối thoại chỉ có hai người. Sự liên hệ giữa các cá nhân đem lại cho các lãnh đạo các cơ hội truyền đi thông tin, nhận được phản hồi, xây dựng việc hỗ trợ và tạo ra sinh lực quanh tầm nhìn.
Lôi kéo đám đông: Nhận dạng những người tham gia chính, những người truyền tin, các cổ đông, người ủng hộ trong suốt tổ chức. Đó là những người sẽ tạo động lực cho người khác để suy ngẫm và cùng thực hiện tầm nhìn.
Hướng ra bên ngoài: Truyền đạt tới các khác hàng bên ngoài, các đối tác và đại lý với các biển quảng cáo và các chiến dịch quan hệ công chúng, các catalog, thông báo và các tuyên bố khác.
Tạo dấu ấn: Sử dụng phép ẩn dụ, hình thái trong bài diễn văn và câu khẩu hiệu – và tìm kiếm những cách thức sáng tạo để sử dụng chúng. Viết một bài hát chủ đề hoặc một khẩu hiệu dễ nhớ.
Dẫn dắt hành trình: Sử dụng các phương tiện nhìn và cập nhật để mọi người luôn được biết về các tiến triển bạn đã tạo ra cho tầm nhìn của mình.
Hỗ trợ: Nếu bạn đang nói về tầm nhìn, hãy chắc chắn là sẽ hỗ trợ nó với các hành động và ứng xử. Nếu mọi người nhìn vào một thứ này và nghe thấy một thứ khác, uy tín của bạn có thể bị tổn hại và tầm nhìn của bạn coi như đã được “khai tủ”.

Không phải tầm nhìn của bạn?
Nếu như bạn không phải là thành viên của nhóm lãnh đạo cấp cao trong tổ chức thì quả là khó cho bạn nếu như muốn có một tầm nhìn rộng lớn. Công việc của bạn là hiểu và truyền đạt tầm nhìn sao cho phù hợp với bạn và nhóm của bạn. Để truyền đạt tốt hơn và tạo dựng sự hỗ trợ cho tầm nhìn, hãy tự hỏi bản thân:

Tầm nhìn của tổ chức bạn là gì?
Làm thế nào để bạn kết nối được với tầm nhìn của tổ chức và hiểu rõ vai trò của mình trong việc đạt được tầm nhìn đó?
Những điều gì mà bạn làm sẽ biểu lộ niềm đam mê và nhiệt tình của mình đối với tầm nhìn và tổ chức của mình? Những điều gì mà bạn làm sẽ khiến xói mòn tầm nhìn đó?

Trong việc truyền thông tầm nhìn của tổ chức có những trở ngại nào?
Bạn có thể làm những gì để vượt qua những trở ngại đó? Có những cách ứng xử mới nào mà bạn có thể tạo hình mẫu cho người khác? Có hành động nào bạn có thể thực hiện được?

Theo business