Đào tạo Nói lời hay ý đẹp được lòng đồng nghiệp

Nói lời hay ý đẹp được lòng đồng nghiệp

24
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… Dưới đây là một số tình huống thường gặp mà bạn có thể tham khảo.

Có lẽ chúng ta gặp phải một chút rắc rối

Tình huống: Là câu nói khá hiệu quả khi truyền đạt những thông tin xấu.
Nếu bạn tỏ ra vội vã xông vào phòng sếp để báo tin xấu này thì đó là rủi ro của chính bạn, có thể sẽ khiến sếp nghi ngờ khả năng xử lí tình huống công việc của bạn. Lúc này bạn nên thật bình tĩnh truyền đạt lại sự việc là khiến sếp cảm thấy công việc này không có cách giải quyết nào tốt hơn, nghe có vẻ như bạn và sếp là người cùng chiến tuyến.

Tôi sẽ làm/ xử lí ngay lập tức

Tình huống: Khi công ty thay đổi người lãnh đạo, bụng làm dạ chịu.
Hãy bình tình và nhanh chóng đưa ra câu trả lời như trên sẽ khiến sếp cảm thấy bạn là người làm việc có hiệu quả; ngược lại sự do dự, thái độ thiết dứt khoát sẽ gia tăng gánh nặng trách nhiệm cho sếp.

Biểu hiện tuyệt vời của thiên thần

Tình huống: Thể hiện tinh thần tập thể đoàn kết.
Đây là bí quyết tuyệt vời giúp bạn nhận được sự tán thưởng từ sếp, bạn mong muốn mình có phản ứng nhanh nhạy hơn mọi người; so với việc tỏ ra giận dỗi và lầm lì thì sự năng nổ nhiệt tình khiến sếp cảm thấy bạn là người làm việc có tinh thần tập thể tốt và cùng ánh mắt khác khi đánh giá khả năng của bạn.

Báo cáo này không có sự giúp đỡ của anh/ chị thì sẽ khó thành công!

Tình huống: Thuyết phục sự giúp đỡ từ đồng nghiệp
Với những công việc bạn không thể hoàn thành một mình, làm thế nào để thuyết phục người đồng nghiệp có ưu thế về phương diện này giúp bạn một cách thân tình là điều không dễ. Chân thành quan tâm đến họ như tặng mũ, áo mời đi ăn… ý tốt của bạn sẽ được họ tiếp nhận và khả năng đồng ý giúp đỡ bạn chỉ là vấn đề thời gian.

Hãy cho tôi chút thời gian suy nghi, trước…giờ sẽ trả lời anh/chị

Tình huống: Từ chối khéo léo việc bạn không nắm bắt rõ.
Nếu sếp hỏi bạn một vấn đề chuyên ngành mà bạn không biết đến, tốt nhất đừng nên trả lời bạn không biết. Câu nói trên không những giúp bạn tạm thời tránh được nguy cơ mà khiến sếp cho rằng bạn rất quan tâm và chú trọng đến việc đó. Nhưng cũng nên tìm cách tìm tòi và bổ sung kịp thời là đưa ra câu trả lời đúng thời hạn.

Tôi rất muốn biết cách nhìn/ suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.

Tình huống: Lấy lòng sếp một cách đúng mức.
Nếu bạn và sếp làm việc cùng văn phòng, đây là cơ hội tốt nhất giúp bạn lấy điểm với sếp. Hãy bắt đầu câu chuyện với sếp bằng câu chuyện của công ty nhưng không quá phức tạp và khiến sếp phải suy ngẫm. Bạn không những có thể nói lên suy nghĩ của mình, có thu hoạch nhất định, sếp sẽ cho bạn là người có chí tiến thủ.

Do phút nhất thời của tôi, may mắn là…

Tình huống: Nhận lỗi mà không khiến sếp cảm thấy bất mãn
Phạm sai lầm là điều khó tránh, tuy nhiên thái độ biết nhận lỗi mới là điều quan trọng, điều này không có nghĩa là bạn có lỗi với một ai đó, mấu chốt là không nên để mọi tội lỗi đều đổ lên đầu bạn, chân thành đối mặt với sai lầm và tránh gây chú ý với những đồng nghiệp khác là điều tối hậu thư.

Cảm ơn sự chỉ bảo của anh/chị, tôi sẽ suy nghĩ kĩ ý kiến của anh/chị

Tình huống: Khi bị ai đó phê bình, chỉ trích nên có thái độ bình tình tiếp thu.
Nếu công việc của bạn bị ai đó có ý kiến và khiển trách đây là điều kiến bạn khổ tâm. Không nên thể hiện sự bất mãn của mình ra ngoài, sự nhẫn nại và bình tĩnh tiếp thu giúp bạn tự tin và được người khác kính trọng hơn.

Theo People