Đào tạo Muốn khởi nghiệp: ‘hãy dám nghĩ dám làm’

Muốn khởi nghiệp: ‘hãy dám nghĩ dám làm’

69
Khởi đầu một doanh nghiệp là một công việc hao tổn nhiều năng lượng, sức lực, nhưng lại vô cùng thú vị và mang lại nhiều hi vọng. Hãy lắng nghe một vài lời khuyên quý giá từ những người đi trước đã gặt hái được thành công trong sự nghiệp mà chính họ tạo lập. Có những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng tác động của chúng lại vô cùng to lớn.
Đừng nghĩ mà hãy làm
Đó là lời khuyên của từ Jeff Curran, từ một người không có tên tuổi nay đã trở thành nhà sáng lập và cũng là CEO của Curran Catalog, một hãng nội thất cao cấp ở Seattle.
Vào một ngày đẹp trời, hai người đàn ông ngồi cạnh nhau trên một chuyến bay xuyên quốc gia. Curran, lúc đó mới 25 tuổi, mới nhảy vào ngành kinh doanh catalog. Hai người bắt đầu thảo luận, và Curran khi đó tiết lộ ý tưởng của mình về việc thành lập một doanh nghiệp trẻ trong khi người bạn mới của anh thì đặt ra những câu hỏi văn vẹo đủ điều. Khi máy bay hạ cánh, cả hai đứng dậy để lấy hành lí, thì người lạ mặt cuối cùng cũng chịu mở lòng với ý tưởng của Curran. Điều này đã khiến Curran bỏ ra 15.000 đôla tiền túi để mở công ty, mà sau này dành được thương hiệu B2B và B2C.
Curran, hiện tại đã 47 tuổi, nhớ lại :”Sau chuyến bay, khi đang ở trong nhà tắm, tôi bất giác cầm một cuốn tạp chí về tài chính lên, và nhìn thấy người đàn ông đó trên bìa tạp chí”. Hóa ra người mà anh đã cùng tranh luận trên chuyến bay đó lại là Mario Gabelli, một chuyên gia về quỹ tương hỗ.
Curran vẫn kinh doanh dựa trên lời khuyên của Gabelli. Đầu năm nay, sau khi tìm hiểu về biên lợi nhuận trong ngành kinh doanh phụ kiện ô tô cao cấp, cuốn Catalog của Curran đã tung ra một dòng sản phẩm mới, đó là sàn thiết kế dành cho ô tô châu Âu. Curran chia sẻ :”Một ý tưởng lớn cần dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ và phân tích. Cái bạn cần làm là thực hiện nó.”
Hãy để khách hàng dẫn đường
Trước kia, Anupy Singla chưa bao giờ có ý định xây dựng nghiệp kinh doanh của mình dựa trên phương châm này, nhưng càng nhìn vào quá khứ của Indian as Apple Pie, ngành kinh doanh ẩm thực Ấn Độ dựa trên nền tảng Chicago, thì bà càng đặt niềm tin vào khách hàng cùng với chiến lược của mình hơn.
Khi những follower trên Facebook than phiền về vấn đề khan hiếm gia vị Ấn thực thụ, Singla liền mua những gia vị này từ các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm trên thị trường.
Singla sinh ra tại Chandigarh, Ấn Độ, sau đó di cư sang Mỹ cùng bố mẹ khi còn nhỏ. Bà chia sẻ: ”Phương châm của hãng là mang lại sự tiếp cận dễ dàng tới ẩm thực Ấn. Chúng tôi luôn mang lại cái mà khách hàng cần.”
Mục tiêu của Singular là muốn sản phẩm của mình có mặt ở các cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ. Tuy vậy, cho đến lúc đó, bà vẫn bắt tay vào cải thiện cơ sở khách hàng để thử nghiệm sản phẩm thị trường. Bà nói: “Nếu có điều gì không ổn, khách hàng sẽ phản ứng lại”.
Đam mê là tất cả
Ở một cấp độ nào đó, nhãn hiệu rượu còn non trẻ của Corey T. Nyman, là Labor Wines chỉ được tính bằng xu và đô la về giá trị. Thế nhưng, công dân Las Vegas này lại muốn tập trung vào thế lực mạnh mẽ hơn có thể lèo lái nghiệp kinh doanh của mình, đó là tình yêu của ông với công việc.
Đối với Nyman, Labor Wines là đỉnh cao của 20 năm tinh thần hiếu khách và nghiệp kinh doanh tư vấn đồ uống và ẩm thực của gia đình, và hơn 1 thập kỷ hoạch định về kế hoạch sáng tạo và kinh doanh dòng rượu Orego của mình.
Ông chia sẻ: ”Mảnh đất của rượu Oregon đã chạm vào trái tim tôi theo cái cách mà không thể thấy ở bất kì điều gì khác. Kể từ đó tất cả những gì tôi muốn là mang lại một chút gì đó cho mảnh đất quá đỗi thân thuộc này.”
Để có thể mang ước nguyện của mình vào cuộc sống, Nyman đã nảy ra ý tưởng về một hình mẫu sản xuất rượu truyền thống. Thay vì đầu tư vào đất đai đòi hỏi vốn đầu tư khổng lồ, Nyman và một cộng sự cùng làm việc với giới trồng nho, mua nho trực tiếp từ các vườn nho, rồi sau đó bắt tay vào nấu rượu. Cơ sở sản xuất tuy có quy mô nhỏ, nhưng nhờ vào mối liên kết của Nyman với các chủ nhà hàng và những nhà phân phối trên toàn quốc, Labor wine đã có mặt tại hơn 35 bang.
“Đơn giản, đó không phải là sự lựa chọn”
Đây chính là câu thần chú đã đưa Leo Rocco qua khỏi những chặng gian khó nhất trên con đường sáng lập ra GoPago, một công ty thanh toán di động ở San Francisco đã đạt được hàng triệu đô la tiền tài trợ từ JPMorgan Chase. Trước thành quả lớn này, Rocco đã đổ 500.000 đô la của mình vào công ty, tiêu hết số tiền tối đa màthẻ tín dụng cho phép rút, sống trong 3 năm không có tiền lương, đối phó với hàng loạt những thông báo trục xuất, và khiến hoạt động kinh doanh của mình phải điên đảo trong 3 lần.
Rocco, từng làm việc nhiều năm cho tập đoàn phần mềm IBM trước khi tự thân với ý tưởng riêng thừa nhận: ”Lúc đó tôi gần như cạn kiệt sức lực. Để có thể tiếp tục làm cái mà bạn vẫn đang làm và vật lộn với sự nghi ngờ vào chính bản thân đang chi phối tất cả thì cần có một quyết tâm và sức mạnh tinh thần đáng kể, nhưng khi bạn thực sự tin vào sự nghiệp mà chính tay bạn tạo nên, thì chẳng còn cách nào khác là bước tiếp.”
Rocco tự hào khi coi sự bền chí này là tính cách thừa hưởng từ cha mẹ mình, những người Ý đã di cư sang nước Mỹ với hai bàn tay trắng rồi gây dựng lên hãng may mặc thành công ở Buffalo, New York.
“Họ dạy tôi, rằng nếu anh bị cuộc sống hạ gục, thì anh phải đứng dậy. Nếu ai đó kìm hãm bước chân anh tiến lên phía trước, thì hãy tìm cách khác để đi đến nơi mà anh muốn đến. Nếu như thất bại không phải là một sự lựa chọn, hãy tự hứa với bản thân là anh sẽ không thất bại. Đó hẳn là một điều khó khăn.”
Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh chớp nhoáng
Mike Masnick, nhà sáng lập và đồng thời là CEO củaFloor 64, một công ty tư vấn ở Sunnyvale California, thừa nhận rằng lời khuyên này có thể không đúng với một số người. Nhưng đối với Masnick, chủ của công ty có đến chục dòng lợi nhuận, thì phương châm này nói lên được nhiều điều.
Floor 64 quản lý hai nền tảng: Một là Techdirt, blog chuyên phân tích kinh doanh và công nghệ, và hai là Insight Community, thị trường kết nối các công ty với một cộng đồng đa dạng các chuyên gia. Ngoài phân tich thị trường cạnh tranh hỗn hợp trong kinh doanh và nỗ lực cải thiện chính sách của chính phủ về quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ, thì hãng còn đá một chút vào những lĩnh vực khác.
Mike cho rằng: ”Một doanh nghiệp cụ thể nên phối hợp cùng lúc nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hãy coi nó như một danh mục đầu tư. Đừng bao giờ đổ hết tiền vào một cổ phần duy nhất, và hãy áp dụng điều này vào công ty của bạn.”
Điểm then chốt trong lời khuyên của Masnick đó là: Hãy luôn đổi mới. Điều này đòi hỏi vốn hiểu biết cơ bản về cái sẽ mang lại lợi ích cho thị trường bạn đang kiếm tìm, và khả năng nắm bắt về công nghệ và trào lưu công nghệ.
Ông cho biết: ”Chỉ có đổi mới và mang lại ích lợi tới khách hàng, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những đối thủ đang rượt theo, bởi bạn lúc nào cũng dẫn đầu.”
“Hãy đầu tư vào các mối quan hệ làm ăn”
Là những nhà sáng lập và cũng là CEO của Little Passports, một công ty giáo dục thuê bao hàng tháng dành cho trẻ em ở San Francisco, Amy Norman và Stella Ma vẫn tự nhắc nhở chính bản thân họ về phương châm này.
Khi vẫn đang đảm nhiệm công việc tại eBay vào năm 2004, hai cô gái đã gặp nhau và trở thành bạn thân. Sau khi rời eBay để mở ra Little Passports vào năm 2009, họ nhận ra là mình đang đứng trong một vòng thử thách mới – một thử thách rất có thể sẽ đe dọa tình bạn quý giá của hai người. Tuy nhiên, họ đã gặt hái được thành công qua một cam kết về sự thiên vị.
Ma cho hay: ”Cả hai đều thấy sự thành thật là quan trọng. Trước khi bắt đầu điều hành công ty, chúng tôi có trao đổi với nhau về cách xử lí những bất đồng, bằng cách này, khi xảy ra mâu thuẫn, cả hai sẽ nói rõ quan điểm và sau đó thì tiếp tục.”
Sự tin tưởng lần nhau cũng là một nhân tố quan trọng, và đây là điều mà Norman và Ma lựa chọn để cùng nhau nắm giữ chức vụ CEO. Mỗi cô gái đều có quyền hoạt động thay mặt cho Little Passports. Nếu như một trong hai vắng mặt trong một cuộc họp quan trọng, thì người kia có thể đích thân đại diện cho công ty. Họ hài lòng với ý tưởng hoán đổi này. Norman nói: ”Nếu không tin tưởng nhau, thì bạn sẽ không thể làm được điều gì cả.”
Hãy cởi mở với tất cả mọi thứ
Nếu không có tư tưởng này, thì thật khó có thể tưởng tượng Wicked+ sẽ đứng ở đâu ngày hôm nay. Trong nhiều năm, Wicked+ hoạt động như một hãng tiếp thị và xây dựng thương hiệu điển hình, điều hành một cửa hàng tại Hermosa Beach, California.
Những người qua đường đã nghĩ đây là một cửa tiệm, họ ghé qua và hỏi mua những thứ họ nhìn thấy qua cửa sổ. Dần dần 2 người anh em Brian và Colin Cooley nảy lên ý tưởng biến mô hình kinh doanh của họ thành một cửa hàng bán lẻ.
Hiện tại cửa hàng khiêm tốn nhất của hãng có hàng loạt những sản phẩm từ các doanh nghiệp địa phương, bao gồm xe đạp, dao cạo an toàn, máy pha cà phê Chemex và áo phông.
Brian nói: ”Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc biến Wicked+ thành một thương hiệu bán lẻ. Nhưng chúng tôi đã nhìn ra cơ hội và khiến nó trở thành sự thực.”
Anh mô tả chiến lược này như một vụ cá cược nhỏ. Hiện tại cặp anh em này đã nhìn thấy tiềm năng thành công của cửa hàng, và cùng nhau đặt một vụ cá cược lớn hơn, đó là mở rộng quy mô cửa hàng.

Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur