Đào tạo Bạn là nhà kiến tạo hay đón nhận?

Bạn là nhà kiến tạo hay đón nhận?

8
Trong nhiều năm qua đã có nhiều cuộc trò chuyện về sự khác nhau giữa những người kiến tạo và người đón nhận . Mặc dù tôi không tán thành với định nghĩa mang đầy tính chất chính trị về hai nhóm này nhưng tôi nghĩ rằng trong định nghĩa cơ bản này có một số giá trị nhất định.
Dưới đây là những khác biệt mà tôi nhận thấy:
1. Tin tưởng. Những người kiến tạo biết rằng họ sẽ thành công và không quan tâm xem liệu những người khác có tin tưởng họ hay không. Những người đón nhận luôn phụ thuộc vào những người khác để có động lực và luôn lo lắng xem những người khác sẽ nghĩ gì. 
2. Cam kết. Những người kiến tạo tìm thấy nguồn lực trong chính bản thân họ để theo đuổi cuộc đua và biến những vật cản trên đường bàn đạp tăng tốc. Những người đón nhận trông chờ các tổ chức và gia đình sẽ bảo vệ họ khỏi nguy cơ thất bại.
3. Hi sinh. Những người kiến tạo chọn làm những việc lẽ ra họ đã tránh làm nếu không phải vì chúng cần thiết để đạt được mục tiêu. Những người đón nhận viện vô số cớ để bao biện cho lý do tại sao họ chần chừ trong khi lẽ ra phải làm gì đó.
4. Tính chọn lọc. Những người kiến tạo luôn đánh giá những gì học thấy và trải nghiệm, tập trung vào những thứ hữu dụng và bỏ qua những thứ vô dụng. Những người đón nhận đắm mình trong những trò tiêu khiển vô bổ trên các phương tiện truyền thông.
5. Nhận thức. Những người kiến tạo chú trọng tới hành vi của chính họ và ảnh hưởng của nó tới hành vi của những người khác. Những người đón nhận mất vô số thời gian suy đoán xem những người khác đang làm gì và tại sao họ lại làm những việc đó. 
6. Dũng khí. Những người kiến tạo có đủ dũng khí để tạo nên sự thay đổi trong thế giới xung quanh họ ngay cả khi mọi thứ dường như đều ổn. Những người đón nhận khao khát sự đảm bảo rằng mọi thứ sẽ không thay đổi và sẽ làm mọi thứ có thể để giữ nguyên hiện trạng.
7. Sự tinh thông. Những người kiến tạo sẽ mài giũa những kỹ năng và kỹ thuật quan trọng cho đến khi họ hoàn toàn tinh thông chúng. Những người đón nhận thử những kỹ năng hoặc kỹ thuật mới và bỏ cuộc nếu họ không đạt được kết quả mong muốn ngay lập tức.
8. Sự kiểm soát. Những người kiến tạo coi bản thân là người chèo lái số phận của chính họ chứ không phải là con tốt trong tay số phận. Những người đón nhận tin rằng thành công của họ là do may mắn, số phận hoặc sự can thiệp của Chúa Trời, và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
9. Trách nhiệm. Những người kiến tạo thấy vấn đề và nghĩ “Tuyệt! Mình có thể làm gì để việc này trở nên tốt đẹp hơn nhỉ”? Những người đón nhận thấy vấn đề và nghĩ: “Khỉ thật! Ước gì có ai giải quyết những vấn đề này giúp mình nhỉ”.
10. Lòng biết ơn. Những người kiến tạo ghi nhận sâu sắc sự giúp đỡ họ nhận được và không bao giờ coi đó là điều hiển nhiên. Những người đón nhận phân vân không hiểu sao những người khác không làm nhiều hơn nữa để giúp họ đạt được những thứ họ muốn.
11. Sự hào phóng. Những người kiến tạo bước lên và từ bỏ những thứ họ sở hữu khi họ thấy những người khác đang cần nó. Những người đón nhận phàn nàn khi họ nghĩ rằng ai đó đạt được thứ họ không xứng đáng được hưởng.
12. Quan điểm. Những người kiến tạo nhận ra rằng họ thành coogn vì họ đang “đứng trên đôi vai của những người khổng lồ”. Những người đón nhận nghĩ rằng họ thành công vì họ tự mình làm lấy tất cả mọi việc.

Theo Inc