Đào tạo Những hành động phản tác dụng của lãnh đạo

Những hành động phản tác dụng của lãnh đạo

3
Có 10 điều mà các nhà lãnh đạo thường làm để giúp đỡ họ đương đầu với các khó khăn – nhưng những hành động đó có thể khiến tổ chức, cuộc sống và sự nghiệp của họ rối tung lên.

“Mọi người ở đây đều có khả năng làm được bất kì điều gì mà tôi đã làm và thậm chí còn hơn thế. Một số người sẽ làm và một số người thì không. Với những người không làm, là bởi vì bạn sẽ làm theo cách của bạn, chứ không phải bởi vì thế giới không cho phép bạn”. – Tỉ phú Warren Buffet phát biểu tại trường đại học Washington.
Vì sao các cuốn sách về quản lý, lãnh đạo và chiến lược vẫn đang được xuất bản đều đặn khi mà thời gian họ dành ra để đọc các cuốn sách đó đủ để họ tạo ra các kết quả tích cực hơn? Tại sao các nhà lý thuyết và chuyên gia về quản lý và lãnh đạo vẫn liên tục sáng tạo ra các lý thuyết mới thay vì nói cho chúng ta biết rằng hãy tiếp tục kiên trì làm việc để đạt được thành công? Tại sao tư duy tích cực không phù hợp với hành động tiêu cực?
Rất đơn giản, bộ não của con người đã trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa từ não động vật. Khi chúng ta gặp phải nghịch cảnh, não chúng ta sẽ khiến chúng ta phải chống lại hoặc buông xuôi. Điều này đã được lập trình sẵn trong DNA, vì nó thuộc về giai đoạn đầu của tiến hóa. Hãy so sánh điều đó với bộ não con người ngày nay, được lập trình để dừng lại, suy nghĩ, xem xét, đánh giá hậu quả, chọn cách hành động tốt nhất và đáp trả.
Thêm vào đó, phản ứng tức thời chống lại hay buông xuôi dẫn đến các kết quả tiêu cực lại không hề tích cực trong ngắn hạn. Hành vi tiêu cực bắt đầu như một cách đối phó với sự thất vọng trong ngắn hạn và nhằm giải quyết sự thất vọng đó. Chống lại hay buông xuôi, chạy trốn là những hành động tự vệ, có ích hơn là không làm gì cả.
Giận dữ, quát mắng cấp dưới để giải tỏa căng thẳng là những hành vi có thể khiến bạn mất đi sự nghiệp. Ít tính “phá hoại” hơn là những phản ứng tự vệ/phòng vệ như thanh minh, đổ lỗi… cho người khác. Những hành động này có thể không chấm dứt sự nghiệp của một người, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác và số người muốn đi picnic với bạn trong công ty. Lựa chọn các giải pháp như thế nào là tùy vào từng nhà lãnh đạo, nhưng có 10 điều mà các lãnh đạo khôn ngoan làm để giúp họ đối phó với tình huống này, nhưng ngược lại, lại khiến cho công ty cũng như nghề nghiệp và cuộc sống của họ càng thêm xáo trộn:
1. Tránh đối đầu. Đôi khi chính các nhà lãnh đạo mạnh mẽ lại không muốn đối đầu. Đó là vì họ không muốn làm người khác buồn, nhưng đằng sau đó là nỗi sợ rằng những người buồn bã đó sẽ có phản ứng không đoán định được và làm hại đến nhà lãnh đạo.
2. Thuê các cố vấn, nhưng không nghe họ. Nhiều nhà lãnh đạo biết rằng họ cần đến các cố vấn từ bên ngoài để tư vấn về đường lối, chiến lược…Nhưng cuối cùng khả năng đoán định và thay đổi của họ lại không được thừa nhận và nhà lãnh đạo vẫn cứ làm theo ý mình.
3. Không thú nhận làm sai. Một trong những lý do các nhà lãnh đạo không thừa nhận họ đã sai là vì họ sợ rằng họ sẽ sai lầm ở nhiều lĩnh vực khác. Điều này cũng giống như việc bạn đến bác sĩ để khám bệnh và phát hiện ra mình còn mắc thêm các bệnh khác.
4. Không đối mặt với hiện thực. Điểm này khá giống với điểm trước khi nhà lãnh đạo sợ rằng đối mặt với hiện thực, họ sẽ phải chấp nhận nhiều điều vượt quá khả năng của họ.
5. Chờ đợi quá lâu để giảm thiểu thiệt hại. Các lãnh đạo đã đầu tư quá nhiều công sức, thời gian và tiền bạc vào một dự án thất bại nào đó rất khó chấp nhận họ đã thua cuộc. Họ vẫn hy vọng và trông chờ vào một vận may đổi chiều nào đó. Nhưng chuyện đó không xảy ra và thiệt hại thì tăng lên.
6. Tập trung quá nhiều năng lượng. Trước một dự án quá tiềm năng và hứa hẹn, nhiều lãnh đạo không muốn nhìn ra những khó khăn của nó. Nhất là khi nó được các công ty tư vấn hàng đầu phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn hảo đến mức không thể thực hiện được.
7. Quá tin vào phân tích. Một điều gì đó logic không có nghĩa là nó có lý hay thực tế. Logic đơn thuần chỉ là một quá trình đi từ bước này đến bước khác, và cả quá trình đó có thể hoàn toàn là viển vông.
8. Quá tin vào trực giác. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học đi sai đường chỉ vì những nhà nghiên cứu vô tình thiên về một kết luận nào đó bằng trực giác và họ tìm mọi cách để chứng minh cho điều mình tin là đúng. Các nhà lãnh đạo cũng vậy. Đôi khi họ muốn tin rằng điều gì là đúng và bỏ qua mọi suy luận logic khác.
9. Thiên vị. Khiến cho một số người cảm thấy họ quan trọng hơn những người khác sẽ phá hủy văn hóa của tổ chức và khiến cho những người không được thiên vị hoạt động thiếu hiệu quả. Hơn thế, nó làm giảm sự tôn trọng đối với nhà lãnh đạo.
10. Giảm thiểu sự quan trọng của việc mà họ không hiểu. Bạn càng coi nó là việc không quan trọng bao nhiêu, bạn càng không muốn giải quyết nó bấy nhiêu. Nhưng vấn đề là nhiều việc có vẻ như không quan trọng hóa ra lại trở thành rất, rất quan trọng trong dài hạn nếu như bạn không giải quyết nó.

Theo human