Tuyển dụng Các câu hỏi khiến nhà tuyển dụng phải… gật gù

Các câu hỏi khiến nhà tuyển dụng phải… gật gù

17
Những câu hỏi truy vấn ngược lại cho thấy sự nhạy bén, nắm bắt thông tin của bạn đến mức nào. Bởi vậy, bạn cần biết điều gì nên và không nên hỏi lúc này.Lời khuyên cho những bà mẹ sẵn sàng trở lại làm việc

Một số nhà tuyển dụng kể rằng, nhiều ứng viên có những câu hỏi khiến họ ngã ngửa vì quá bất ngờ, thậm chí còn khiến họ “nổi đóa”. Trong trường hợp này, đa phần ứng viên đều bị đánh trượt khỏi cuộc đua. Những câu hỏi ngô nghê đó thường có nội dung như sau:
– Tôi có phải có mặt ở công ty mỗi ngày không?
– Bạn có thể cân nhắc việc hẹn hò với tôi không?
– Chồng tôi có thể giúp tôi hoàn thành bài kiểm tra này được không?
– Bạn có muốn có chuyến đi trong chiếc xe mới cứng của tôi không?
– Bạn có thể giúp tôi tìm kiếm một căn hộ để thuê không?
– Công việc này cho tôi những gì?
– Tôi có thể dành 1/3 thời gian để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc không?
Những câu hỏi khiến nhà tuyển dụng phải… gật gù 1
Tuyệt đối không hỏi nhà tuyển dụng những câu ngớ ngẩn, bạn sẽ bị đánh trượt ngay lập tức – (Ảnh minh họa).
Những câu hỏi như thế này khiến vị trí của bạn trong mắt nhà tuyển dụng bị lung lay bởi nó cho thấy bạn là kẻ ngốc nghếch, chưa tìm hiểu về vị trí công việc ứng tuyển hoặc chỉ muốn đem chuyện riêng tư để lấy lòng nhà tuyển dụng. Thay vì những câu hỏi như thế, bạn nên đưa ra những lời truy vấn thông minh, nghiêm túc, để xác định vai trò ấy có thực sự phù hợp với mình hay không.
Sau đây là một số câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá là thông minh và giá trị:
Trong khi nghiên cứu về công ty, tôi có thấy khá nhiều dấu ba chấm còn bỏ ngõ. Ông/bà có thể cho tôi biết thêm thông tin ấy được không?
Với câu hỏi này, bạn chứng tỏ được rằng mình đã theo dõi, nghiên cứu khá kỹ về công ty của họ. Điều đó khiến nhà tuyển dụng hài lòng bởi sự nghiêm túc, chỉn chu của ứng viên. Bởi vậy, trước khi dự định nộp hồ sơ, bạn nên tìm hiều trang web của công ty, những tài liệu quảng cáo hay báo cáo tài chính của họ thời gian gần đây, thậm chí là theo dõi cả facebook nếu có. Việc đó giúp bạn có được cái nhìn toàn diện, sắc sảo để đưa ra những câu hỏi thú vị.
Con đường phát triển tiềm năng cho người bắt đầu ở vị trí này là gì?
Câu hỏi này cho thấy bạn nghiêm túc định hướng mục tiêu và xây dựng sự nghiệp rõ ràng, không phải là kẻ được chăng hay chớ, làm đến đâu hay đến đó. Nó cũng nhấn mạnh rằng mong muốn của bạn là có thể phát triển cao hơn ở công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét đến ngân sách, thời gian và nguồn lực công ty đầu tư cho việc tuyển dụng vị trí của bạn và đào tạo nhân viên mới, để biết rằng bạn có tìm được một công việc lâu dài hay không.
Tại sao vị trí này lại khuyết nhân sự?
Một câu hỏi ít nghiêng về bản thân nhưng lại đưa đến nhiều thông tin sáng tỏ hơn về công việc cũng như chiến lược của công ty.
Sẽ là một điều đáng mừng nếu câu trả lời từ nhà tuyển dụng là “Người cũ đảm nhiệm vị trí này đã được thăng chức” hay “Đây là vị trí mới do yêu cầu phát triển của công ty”. Tuy nhiên, nếu vị trí này có mức lương đáng kể nhưng người tiền nhiệm đã nghỉ việc vì một lý do nào đó, bạn cũng nên cân nhắc và xem xét kỹ các dấu hiệu cảnh báo khác để xem đây có phải là vị trí tốt hay không.
Ông/bà thích nhất điều gì khi làm việc ở đây?
Người tìm việc không phải lúc nào cũng nghĩ đến điều này nhưng đây được xem là một câu hỏi thú vị, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hỏi về những ưu điểm khi làm việc tại công ty cho thấy bạn có ý định và đang đi tìm lý do để gắn bó lâu dài.
Hãy chú ý xem người phỏng vấn trả lời câu hỏi này như thế nào. Họ có thể sẽ cung cấp một cách nhanh chóng, nhiệt tình với các chi tiết thú vị. Nhưng đôi khi câu trả lời của người phỏng vấn lại mơ hồ, khó hình dung. Nên nhớ rằng, một khi nhân viên cảm thấy hài lòng về công ty, họ sẽ không khó khăn để đưa ra những mô tả về sự hài lòng trong công việc của riêng mình cũng như tổ chức tổng thể.

Theo AF