Đào tạo David Neeleman và thành công mang tên JetBlue

David Neeleman và thành công mang tên JetBlue

22
Làm thế nào mà David Neeleman đưa hãng hàng không JetBlue trở thành một trong những điển hình thành đạt, khi mà nhiều hãng hàng không lớn của Mỹ như United Airlines, Delta Airlines, American Airlines… bị khốn đốn?
Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nhiều hãng hàng không lớn của Mỹ như United Airlines, Delta Airlines, American Airlines… hoặc phải tuyên bố phá sản, hoặc khốn đốn vì nợ và phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Chỉ có hãng hàng không JetBlue của David Neeleman là vẫn trụ vững và phát triển. Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Neeleman tiết lộ 14 bí quyết thành công của ông.
1. Làm những công việc mình tâm đắc nhất: Chỉ có như vậy, người ta mới không bị chán nản, quyết tâm theo đuổi công việc tới cùng.
2. Tư duy mới: Không nên chỉ đi theo lối mòn của những khái niệm truyền thống và phải thường xuyên đứng trên các góc độ khác nhau để suy ngẫm sự vệc.
3. Không ngừng học tập: Ngoài việc tự học, luôn tìm ra những tấm gương xứng đáng để học tập, noi theo.
4. Cầu tiến: “Thua keo này, bày keo khác”. Không nản chí vì thất bại tạm thời. Đó chỉ là một trang sách mà ta phải đóng lại và lật sang trang mới. Nên học cách chấp nhận khó khăn sẽ phải đối mặt trong kinh doanh, bất kể đó là lớn hay nhỏ
5. Luôn cố gắng sử lí công việc tốt hơn mọi người
6. Tìm nguồn vốn hậu thuẫn dồi dào: Có như vậy, người ta mới vững vàng vượt qua mọi khó khăn. 
7. Luôn luôn chăm lo đến đời sống của nhân viên: Thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự cống hiến của các nhân viên. Cố gắng tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện. Có như thế, nhân viên mới tự nguyện phát huy hết khả năng của mình.
8. Tôn trọng khách hàng: Cố gắng đưa ra những dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng. Chỉ cần có một nửa công việc kinh doanh đến từ lời giới thiệu của khách hàng là đã thành công.
9. Dũng cảm nhận lỗi: Vấp phải sai lầm, dũng cảm nhận lỗi, kịp thời sửa sai…như vậy mới có lợi cho phát triển doanh nghiệp.
10. Chú ý tiểu tiết: những chi tiết rất nhỏ nhiều khi cũng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ của một lượng không nhỏ khách hàng. Cố gắng tránh điều này và tìm cách hoàn thiện hơn nữa dịch vụ của doanh nghiệp.
11. Kiểm soát tài chính chặt chẽ: Tránh lãng lãng phí, chú trọng tiết kiệm. Cố gắng giảm chi phí điều hành đến mức thấp nhất
12. Thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật: Cố gắng hướng tới tự động hóa công việc. JetBlue chấp nhận để cho mỗi nhân viên nhận đặt vé tại nhà qua điện thoại. Như vậy họ không cần thành lập các trung tâm phục vụ khách hàng nữa. Mỗi tấm vé của hãng hàng không JetBlue đều là thông qua hệ thống quản lí mới được xuất cho khách hàng, trên đó có đầy đủ các thông tin quản lí
13. Tăng cường tiếp thị thu hút sự chú ý: Lợi dụng những ý kiến khen ngợi của các khách hàng làm công cụ tuyên truyền. Qua đó, nhanh chóng quảng bá được thương hiệu doanh nghiệp đến với quảng đại khách hàng. Cố gắng để cho khách hàng biết những việc mình đã làm được và những gì đang làm, sẽ làm.
14. Giữ nguyên giá trị cốt lõi: Thiết lập giá trị cốt lõi và phải lấy giá trị đó làm nền móng.

Theo Dn