Đào tạo Lập kế hoạch cho cuộc đàm phán

Lập kế hoạch cho cuộc đàm phán

270
Đàm phán là một việc hiển nhiên trong đời sống, là một hiện tượng xã hội, một hình thức giao tiếp mang tính mục đích cao để giải quyết sự bất đồng, là quá trình đạt tới thỏa thuận cả hai bên có thể chấp nhận được. Và để cuộc đàm phán thành công và thuận lợi hãy tuân thủ các nguyên tắc sau

Ảnh minh họa

Luôn chuẩn bị cuộc đàm phán cẩn thận

Trước khi cuộc đàm phán diễn ra, bạn cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận như việc lên kế hoạc thời gian, địa điểm, các vấn đề sẽ thảo luận để tránh sự bất đồng phát sinh trong cuộc đàm phán, sẽ giúp tránh những căng thẳng gia tăng và lãng phí thời gian không cần thiết trong suốt cuộc họp.
Để cuộc đàm phán thành công

Bất kỳ cuộc đàm phán nào muốn thành công cần phải lập kế hoạch cẩn thận.

Luôn tìm hiểu về đối tác: Trước hết bạn cần tìm hiểu những ưu, nhược điểm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình vì “biết người biết ta thì trăm trận mới trăm thắng” được.Khắc phục những đặc điểm tâm lý của mình để đạt kết quả tốt trong cuộc đàm phán. Nếu bạn là người dễ bị kích động, bạn sẽ rất dễ bị rơi vào một tình thế khó khăn chỉ vì trạng thái cảm xúc của bạn. Lúc đó, bạn không còn muốn suy xét, và dễ bị lung lạc bởi một đối thủ khôn khéo. Người nóng vội không thể thay đổi theo chiều hướng kịp thời, dù cho người đó có nhận ra được sai lầm của mình và rất dễ bị xỏ mũi bởi một nhà thương thuyết điềm tĩnh.

Ấn định thời gian phù hợp: Không có quy định về thời gian diễn ra cuộc đàm phán, nhưng để cuộc đám phán thành công thì tốt nhất là nên tổ chức vào buổi sáng. Thông thường, một buổi đàm phán kéo dài khoảng 2 tiếng. Nếu đàm phán diễn ra dài hơn, cần phải có thời gian nghỉ giải lao khoảng 30phút. Hãy là người chuyên nghiệp tránh đi trễ nếu không bạn sẽ dễ bị đối tác quy kết tội thiếu tôn trọng họ và hạn chế tối đa việc hút thuốc nếu có thể.

Luôn áp dụng mô hình SWOT để thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh: Cần nhận biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai để có những biện pháp khắc phục và cạnh tranh lại. Từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trong quan điểm của đối tác. Chúng ta có thể áp dụng mô hình SWOT để phân tích đối thủ cạnh tranh: như các điểm, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ