Văn bản Xin ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định...

Xin ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông

19
Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ tiêu chí khi được thông qua sẽ là căn cứ để các Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiến hành thẩm định sách; Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách; định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham khảo khi biên soạn sách nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; giáo viên và nhà trường tham khảo khi chọn sách đã được Bộ phê duyệt để dạy học trong trường.

Ảnh minh họa
Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ tiêu chí khi được thông qua sẽ là căn cứ để các Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiến hành thẩm định sách; Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách; định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham khảo khi biên soạn sách nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; giáo viên và nhà trường tham khảo khi chọn sách đã được Bộ phê duyệt để dạy học trong trường.

Bộ tiêu chí gồm 39 tiêu chí, được chia thành 05 (năm) nhóm như sau:

1. Nhóm I. Tiêu chí về điều kiện tiên quyết (04 tiêu chí)

2. Nhóm II. Tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá (11 tiêu chí)

3. Nhóm III. Tiêu chí về nội dung kiến thức (14 tiêu chí)

5. Nhóm IV. Tiêu chí về hình thức và trình bày sách (08 tiêu chí)

6. Nhóm V. Tiêu chí về học liệu và thiết bị dạy học (02 tiêu chí)

Nguyên tắc sử dụng bộ tiêu chí

Việc sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá sách giáo khoa, phải dựa theo chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đảm bảo đồng thời hai nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc về điều kiện tiên quyết

Sách được đánh giá “Đạt” ở tất cả các tiêu chí thuộc nhóm I thì mới được tiếp tục xem xét đánh giá ở các nhóm tiêu chí tiếp theo.

2. Nguyên tắc về ngưỡng tối thiểu

Các tiêu chí thuộc Nhóm II, III, IV, V được đánh giá theo các mức điểm sau: 0 (không); 1 (một); 2 (hai).

Sách được đánh giá đạt yêu cầu nếu đồng thời thỏa mãn ba điều kiện: (1) có tổng điểm tối thiểu là 50 điểm, (2) không có tiêu chí bị đánh giá 0 (không) điểm và (3) các nhóm tiêu chí đạt điểm tối thiểu như sau: Nhóm II : 16 điểm; Nhóm III: 21 điểm; Nhóm IV: 10 điểm; Nhóm V: 03 điểm. Việc đánh giá chi tiết mức điểm cho từng tiêu chí được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

Việc đánh giá các tiêu chí theo các mức điểm 0 (không); 1 (một); 2 (hai) bản chất là phương pháp đánh giá “Đạt” – 1 (một) điểm và “Không đạt” – 0 (không) điểm, mức 2 (hai) điểm dành cho sách “Đạt tốt” tiêu chí đánh giá.

Để sách được đánh giá là “Đạt” thì tất cả các tiêu chí phải được đánh giá là “Đạt” – Không có tiêu chí bị đánh giá 0 (không) điểm; đồng thời sách đạt ngưỡng tối thiểu đối với từng nhóm tiêu chí đánh giá tức là Bộ tiêu chí đã đánh trọng số đối với các yêu cầu có mức độ quan trọng khác nhau (Yêu cầu cao đối với nội dung kiến thức; Mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong khi yêu cầu thấp hơn đối với hình thức sách, các tiêu chí về học liệu và thiết bị dạy học); đồng thời tổng thể sách phải đáp ứng mức chất lượng “Khá” trở lên (70%/tổng điểm).

Bộ tiêu chí khuyến khích các Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn sách có chất lượng cao nhất vì kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn sách của các cơ sở giáo dục, cha mẹ học sinh và học sinh (sách “Đạt” ở mức điểm cao hơn sẽ được lựa chọn nhiều hơn).

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho ý kiến góp ý để hoàn thiện Bộ tiêu chí nêu trên. Ý kiến góp ý xin gửi về: Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Địa chỉ: Số 35 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội;

Email: [email protected].

Nội dung chi tiết xem tại đậytt1338_Du_thao_TT_danh_gia_SGK_GDPT.rar

Theo Bộ Giáo Dục và Đào tạo