Kiến thức quản trị Mô hình kim cương và doanh nghiệp vững mạnh

Mô hình kim cương và doanh nghiệp vững mạnh

21
Mô hình “kim cương” của doanh nghiệp được cụ thể: Quản lý theo Chiến lược, thực thi sách lược hiệu quả trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con hay Tập đoàn thông qua tái cấu trúc thường xuyên, liên tục.
Với tốc độ phát triển mạnh như hiện nay và cùng với sự hội nhập ngày càng hoàn thiện và phát triển. Thì sự tồn tại và phát triển ngày một bền vững là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế, ta thấy rằng trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới doanh nghiệp phải tái cấu trúc cho chính mình. Thực tế, việc tái cấu trúc doanh nghiệp là chủ trương lớn của nhà nước và bản thân của từng doanh nghiệp như:
Thứ 1: Chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là điển hình;
Thứ 2: Xu hướng chuyển đổi các doanh nghiệp tư nhân mà bản thân trước đó họ hoạt động mang tính chất gia đình là chính;
Thứ 3: Xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) bắt đầu phát triển mạnh;
Điều đó, có một số câu hỏi đặt ra cho chính họ và cho nền kinh tế rằng: Họ quản lý thế nào? Ai có đủ năng lực giúp họ? Và tự hỏi chính bản thân vì sao họ lại thay đổi?
Với cá nhân tôi nghĩ rằng, phải xây dựng được một mô hình quản lý bền vững “kim cương” trong quản lý và điều đó có thể phát huy trong mọi mặt cũng như phù hợp cho từng thời điểm. Đó là mô hình Tập đoàn hay nhóm Công ty Mẹ – Công ty con. Ở đây Công ty mẹ là “đỉnh” là nơi đưa ra các chiến lược, các Công ty con là “các mặt diện” và là nơi thực thi các sách lược cụ thể nhằm đa dạng và cân bằng trên tổng thể của mô hình.
Lại câu hỏi đặt ra là: Đâu là chiến lược tối ưu? Và đâu là sách lược hiệu quả? Câu trả lời với mô hình “kim cương” của doanh nghiệp là phải biết và luôn luôn tái cấu trúc chính mình. Tái cấu trúc phải thường xuyên trên các mặt: về quản lý, điều hành; về sản xuất kinh doanh; về tài chính.

Theo Saga