Con người 99% thành công là nhờ nỗ lực? Không phải đâu, chỉ có...

99% thành công là nhờ nỗ lực? Không phải đâu, chỉ có 12% thôi

71
Nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại


Ảnh minh họa

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: “Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy”. Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc…

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

– Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

– Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

– Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

– Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

– Khả năng bẩm sinh của bạn

– Tính cách của bạn

– Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.

Theo Trí Thức Trẻ