Con người Rất lười biếng nhưng lại thông minh, bạn đã được định mệnh...

Rất lười biếng nhưng lại thông minh, bạn đã được định mệnh sắp đặt sẵn là người dẫn đầu trong mọi hoàn cảnh

28
Đây là lý do kẻ lười biếng lại thành công hơn những người chăm chỉ!


Ảnh minh họa

Nhà quý tộc người Phổ kiêm nguyên soái Erich von Manstein là một quân nhân thành công, căm ghét Hitler nhưng lại là một trong những báu vật quý giá nhất của hắn. Mainstein đã chỉ đạo sự kiện Blitzkrieg, nhanh chóng đánh bại quân Pháp vào năm 1940. Sau đó ông đã chỉ đạo đạo quan thứ VI của Đức giành được chiến thắng tương tự trước Nga tại Crimea năm 1942.

Mainstein chia những sĩ quan dưới quyền của mình thành 4 loại, dựa vào việc họ thông minh hay ngu ngốc, chăm chỉ hay lười biếng. Sau đó, ông có đưa ra lời khuyên tuyệt vời về cách xử lý từng loại:

Lười và ngu dốt: “Mặc kệ – họ không gây hại gì.”

Chăm chỉ và thông minh: “Họ là những viên sỹ quan xuất sắc, đảm bảo mọi chi tiết đã được xem xét cẩn thận.”

Chăm chỉ và ngu dốt: “Họ là một mối đe dọa, luôn tạo ra những công việc không liên quan cho tất cả mọi người. Họ phải bị trục xuất ngay lập tức.”

Lười và thông minh: “Họ thích hợp trong những văn phòng cao cấp nhất.”

Nguyên tắc tương tự cũng có thể áp dụng với các nhà quản lý:

Mainstein nhắc nhở chúng ta rằng, bản thân sự lười biếng không phải là một đạo đức. Nó chỉ có hiệu quả khi đi cùng một trí tuệ siêu việt. Hơn nữa, những nhà quản lý đạt kết quả cao nhất thường là những người không chỉ chín chắn, sáng tạo, có tầm nhìn mà họ còn có chút kiêu căng, tự kiêu và nuông chiều bản thân. Họ đặt giá trị rất cao cho thời gian của mình, tránh những công việc nhàm chán mà đa phần chúng ta luôn làm một cách hào hứng.

Những người làm việc siêu hiệu quả này vô cùng lười biếng, nhưng sự lười biếng của họ rất bất thường. Nó khá giống với sự sáng tạo. Sự sáng suốt của họ đem lại sự tự tin để lười.

Chính sự lười biếng cho họ tự do để tìm đường tắt đi tới kết quả mà ít phải bỏ công sức. Chúng ta thường không gắn sự lười biếng với quyết tâm, nhưng quyết tâm tìm ra một giải pháp không đòi hỏi nhiều công sức là hình thức lười biếng cao nhất. Đó chính là những người quản lý có tầm nhìn – lười biếng, thấu đáo, sáng tạo và có sự tự tin về bản thân hay là một hình thức kiêu ngạo có tính xây dựng.

* Trích nội dung cuốn “Quản lý 80/20” tác giả Richard Koch.

Theo Trí Thức Trẻ