Con người Bí quyết vượt qua lo lắng thái quá để hạnh phúc và...

Bí quyết vượt qua lo lắng thái quá để hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống

33
Lo lắng, bồn chồn là những thứ cảm xúc xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hiện đại, thế nhưng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nó để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.


Ảnh minh họa

Thường xuyên trải qua cảm xúc lo lắng, bồn chồn và luôn nghĩ đến những viễn cảnh khó khăn là những biểu hiện của sự lo lắng thái quá. Bắt nguồn từ tư duy tiêu cực, hội chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, mức độ hạnh phúc và khả năng thành công của con người.

Những người rơi vào tình trạng này có vẻ mặt căng thẳng, nghiêm trọng và ít vui vẻ hơn người bình thường. Thay vì tận hưởng cuộc sống, họ luôn bồn chồn và tự tạo ra áp lực không đáng có. Họ cũng thường xuyên bị mất ngủ, mệt mỏi và suy giảm hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, người mắc chứng lo lắng thái quá có khả năng tư duy, tưởng tượng và sáng tạo đáng kinh ngạc. Những viễn cảnh được họ nghĩ ra luôn rất chân thực, sống động và có tính logic rất cao.

Điều thú vị là khi khó khăn thực sự xảy đến, họ lại là những người bình tĩnh và có khả năng giải quyết vấn đề tốt nhất.

Nói cách khác, những người này có năng lực làm việc rất cao. Chỉ cần giải phóng được tư duy khỏi chứng lo lắng thái quá, họ có nhiều tiềm năng để phát triển đột phá và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Dưới đây là 3 lời khuyên từ những chuyên gia hàng đầu giúp bất kỳ ai cũng có thể thoát ra khỏi tình trạng này.

Hãy liệt kê những nổi lo lắng ra giấy

Bí quyết của Brian Tracy, Mega Guru hàng đầu thế giới về thành tựu cá nhân là bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, hãy viết ra giấy những nỗi sợ hãi của mình.

Ông giải thích rằng khi liệt kê những vấn đề của mình một cách cụ thể trên giấy, chúng ta đã bắt đầu kéo nó ra khỏi tâm trí đang hoảng loạn của mình.

Không dừng lại ở đó, hãy nhanh chóng suy nghĩ và viết ra những giải pháp cho từng vấn đề. Đây là cách khiến bạn không còn bị động và chịu sự dày vò vì lo lắng. Ngược lại, tâm trí của chúng ta sẽ được chuyển sang chế độ tích cực làm việc và tìm cách giải quyết vấn đề.

Rèn luyện tư duy tích cực

Người lo lắng thái quá thường tập trung suy nghĩ vào nguy cơ với lăng kính tiêu cực nặng nề và đầy sự sợ hãi. Trong khi đó, những người thành công luôn dành sự chú ý vào những cơ hội. Họ hạnh phúc hơn khi nhìn thấy mặt tích cực trong mọi vấn đề.

Theo nhà sáng lập tổ chức The OlymWorld Academy, để rèn luyện tư duy tích cực, bạn chỉ cần xây dựng lòng biết ơn. Mỗi cuối ngày, hãy liệt kê 5 điều may mắn mà bạn được cuộc sống ban tặng. Hãy biết ơn vì một cơ thể khỏe mạnh, một ngày an lành, một bữa ăn ngon hay một nơi nghỉ ngơi êm ái… tất cả giúp bạn rèn luyện cách nhìn thấy những điều tốt đẹp luôn hiện hữu xung quanh.

Jack Canfield, bậc thầy về thành công cá nhân vẫn luôn khẳng định: “Lòng biết ơn là thành đơn quan trọng nhất cho một cuộc sống hạnh phúc & tròn đầy”. Để thành công và hạnh phúc, biết ơn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

Ngoài ra, cách hiệu quả nhất để luôn giữ tâm trí tích cực và thanh thản là luôn học hỏi từ sách và các bậc thầy. Hãy tìm đọc những quyển sách như “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale Carnegie hay tham dự các chương trình huấn luyện về tư duy tích cực như Total Success Mastery, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện và lạc quan hơn về công việc và cuộc sống.

Học cách hành động có chủ đích và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từng giây

Việc chìm đắm trong những suy nghĩ triền miên chỉ khiến bạn thêm lo lắng, hoang mang và sợ hãi mà không giải quyết được bất cứ vấn đề gì của mình. Trong khi đó, hành động là cách duy nhất tạo ra kết quả.

Hãy lập kế hoạch và bắt tay ngay vào hành động liên tục để chinh phục mục tiêu của mình. Khi bạn có một đích đến cụ thể và thời gian biểu đặc kín những công việc, sự lo lắng và hoang mang sẽ không còn chỗ đứng trong tâm trí bạn.

Cuối cùng, Brian Tracy nhắc nhở mọi người rằng 99% những điều mà con người lo lắng thường không xảy ra. Vậy nên đừng nghĩ đến tương lai tiêu cực và cũng đừng mãi nhớ về những gì xảy ra trong quá khứ mà hãy tận dụng từng phút từng giây của hiện tại để làm việc, biết ơn và tận hưởng cuộc sống.

Theo trí thức trẻ