Tin tức lưu trữ Kinh nghiệm chọn phần mềm erp tốt nhất

Kinh nghiệm chọn phần mềm erp tốt nhất

982
Giữa hàng chục cái tên phần mềm erp vừa lạ vừa quen trên thị trường thì đâu mới là phần mềm erp tốt nhất và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn?
Phần mềm ERP hiểu đơn giản là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp, từ tài chính, kế toán, nhân sự, hàng hóa, công việc,…Nhưng không phải mô hình erp nào cũng phù hợp với doanh nghiệp.
Đứng trước nhiều lựa chọn như phần mềm erp nước ngoài, phần mềm erp viết theo yêu cầu và phần mềm erp đóng gói, đâu mới là phần mềm erp tốt nhất và phù hợp nhất?

I. Các bước lựa chọn được phần mềm erp phù hợp nhất

1.Thành lập đội dự án phụ trách việc triển khai phần mềm erp

Đội dự án này sẽ đảm nhiệm toàn bộ mọi việc liên quan đến triển khai phần mềm erp như: tiếp nhận yêu cầu từ Ban lãnh đạo, tìm kiếm nhà cung cấp, khảo sát nhà cung cấp,..và là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp phần mềm erp. Chính vì nhiệm vụ quan trọng đó mà việc này nên được thực hiện trước khi bắt đầu triển khai phần mềm erp.
Điều quan trọng nhất khi xây dựng đội dự án là tìm ra 1 vài người am hiểu, có khả năng, kinh nghiệm và tố chất tốt để dẫn dắt cả đội đi đúng định hướng ban đầu.

2. Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch với ban lãnh đạo công ty

Ngay khi hoàn thiện nhân sự cho đội dự án ở bước 1, cả đội cần bắt tay vào xây dựng kế hoạch tổng quan, chi tiết việc triển khai phần mềm erp và thống nhất kế hoạch này với ban lãnh đạo công ty.
Kế hoạch cần chỉ rõ chi tiết hoạt động, mục tiêu từng bước, phân công rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia, dự trù ngân sách, tổng hợp yêu cầu đặc thù (nếu có) của doanh nghiệp…

3. Làm rõ các yêu cầu của doanh nghiệp đối với phần mềm erp

Công việc cần làm lúc này là:
– Xác định cơ cấu của doanh nghiệp theo sơ đồ hình cây
– Xác định và mô hình hóa các quy trình của doanh nghiệp
– Xác định các yêu cầu hiện tại và cả các yêu cầu mở rộng trong tương lai
Sau đó truyền đạt lại cho các nhà cung cấp để họ tư vấn và đưa ra gói giải pháp phù hợp.
Một lưu ý ở bước này là doanh nghiệp cần tìm các giải pháp erp có khả năng kết nối và mở rộng về sau để tránh việc phải sử dụng nhiều phần mềm về sau hoặc khó khăn khi muốn nâng cấp/ mở rộng.

4. Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp phần mềm erp

Để quyết định cuối cùng mang tính khách quan nhất, doanh nghiệp nên chọn ra khoảng 3-4 nhà cung cấp phần mềm erp để lựa chọn dựa vào khả năng đáp ứng, chi phí triển khai và vận hành.
Sau đó, sắp xếp lịch để các nhà cung cấp phần mềm erp đến demo trực tiếp phần mềm cho toàn thể ban lãnh đạo và đội dự án trước khi kết luận sử dụng phần mềm erp của bên nào.
Tìm hiểu thêm:
>> So sánh các loại phần mềm erp trên thị trường hiện nay
>> Thế nào là phần mềm erp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn
>> Các tiêu chí đánh giá phần mềm erp tốt nhất hiện nay

II. Top 5 phần mềm erp tốt nhất hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay có không dưới 10 đơn vị cung cấp hệ thống ERP, bao gồm cả nhà cung cấp trong nước lẫn quốc tế. Đứng trước quá nhiều lựa chọn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ra quyết định chọn áp dụng phần mềm phù hợp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.
Dưới đây là những phân tích về 5 phần mềm ERP tốt nhất được dẫn lại từ website webketoan.vn

1. Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS

MISA là một trong các phần mềm ERP được cung cấp bởi nhà phát triển uy tín trong nước là MISA. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp và bổ sung nhiều tính năng vượt trội hỗ trợ các CEO trong quá trình điều hành công việc như: liên thông dữ liệu giữa các phân hệ Kế toán – Bán hàng – Nhân sự; xem báo cáo mọi lúc mọi nơi ngay trên chính điện thoại di động; tự động đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực,…
MISA AMIS thực sự là giải pháp tối ưu và toàn diện trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp đa chi nhánh hay các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Việc cung cấp các báo cáo tự động ngay tức thời và quản lý dữ liệu tập trung giúp người điều hành có thể đưa ra những đánh giá đúng về tình hình phát triển chung của Tổng công ty và các chi nhánh, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, các kế hoạch phát triển, hay phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý cho các chi nhánh.
MISA AMIS có chính sách giá hấp dẫn và phù hợp với doanh nghiệp Việt hơn các doanh nghiệp thương hiệu quốc tế vì đây là phần mềm ERP đóng gói của nhà cung phấp phần mềm trong nước. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng 1 phân hệ hay toàn bộ phần mềm, không giới hạn số người sử dụng. Hiện tại đã có hơn 12.000 doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng.

Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS, vui lòng để lại thông tin bên dưới!

2. Phần mềm ERP Microsoft Dynamic

Microsoft Dynamics 365 là phần mềm ERP nước ngoài, được bán thông qua các đại lý tại Việt Nam. Phần mềm này hợp nhất các chức năng của CRM và ERP và phát triển thêm các tính năng mới nhằm mục đích tạo ra các ứng dụng thông minh mới và hỗ trợ quản lý các chức năng kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp từ quy trình Bán hàng, Dịch vụ Khách hàng, Hoạt động vận hành, Tài chính, Bảo hành bảo trì, Quản lý dự án, Marketing và Hiểu biết về Khách hàng…

Microsoft Dynamics 365 cung cấp các ứng dụng hỗ trợ cho iOS, Android và Windows Phone. Ứng dụng cũng khả dụng khi ngoại tuyến, vì vậy người dùng có thể làm việc mà không cần kết nối dữ liệu và dữ liệu sẽ tự động đồng bộ hóa sau khi kết nối được thiết lập lại.

Mỗi đại lý sẽ có mức chiết khấu giá khác nhau nhưng không đáng kể. Giá phần mềm được tính theo mỗi người dùng trên tháng.
Phần mềm ERP Microsoft Dynamic

3. Phần mềm ERP Oracle

Oracle JD Edwards EnterpriseOne là giải pháp ERP dựa trên nền tảng đám mây, cung cấp các ứng dụng và công cụ ERP cho tài chính, hàng tiêu dùng, nhân lực, phân phối và sản xuất. Nó phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Các tính năng chính bao gồm quản lý tài chính, quản lý dự án, quản lý vòng đời tài sản, quản lý đơn hàng, CRM, sản xuất, lập kế hoạch chuỗi cung ứng và hậu cần, báo cáo và kinh doanh thông minh.
Các tính năng khác bao gồm quản lý bất động sản, quản lý vốn nhân lực, sức khỏe và an toàn môi trường và giao dịch hàng hóa. Mô-đun sản xuất và phân phối cho phép người dùng quản lý các hoạt động sản xuất khác nhau thông qua các chế độ sản xuất dựa trên dự án và dựa trên dự án. Mô-đun hàng tiêu dùng cho phép người dùng quản lý chất lượng sản phẩm, chuỗi cung ứng và vận chuyển.
Để mua được phần mềm này, bạn cũng sẽ phải thông qua các đại lý với nhiều chính sách ưu đãi giá khác nhau.

4. Phần mềm ERP SAP Business One

SAP Business One tích hợp nhiều module, phù hợp cho các ngành kế toán, sản xuất, bán lẻ và phân phối quy mô vừa và nhỏ. Thích hợp cho nhiều lĩnh vực và quy mô, nền tảng dựa trên đám mây này tích hợp các phân hệ quản lý tài chính, chăm sóc khách hàng (CRM), hàng tồn kho, bán hàng và vận hành trong một hệ thống.
SAP Business One hỗ trợ các giao dịch đa tiền tệ và có khả năng đa ngôn ngữ cho các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu. Hệ thống cung cấp một nền tảng hỗ trợ từ xa có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe hệ thống tự động, hoạt động bảo trì cơ sở dữ liệu theo lịch trình, nâng cấp kiểm tra đủ điều kiện và sửa lỗi tự động cho các vấn đề được phát hiện.
Phần mềm ERP SAP Business One

5. Phần mềm ERP Open Bravo

OpenBravo hiện đang là phần mềm được hơn 6. 000 cá nhân và tổ chức. Hệ thống ERP được phát triển dựa trên mã nguồn mở nên chạy tốt trên bất kỳ trình duyệt web nào.  Phần mềm phát triển dựa trên quy trình làm việc hiện đại, logic phù hợp với hoạt động điều hành và quản lý của các tổ chức cụ thể.
Openbravo hiện có giá bán dựa theo nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng và trả phí duy trì theo hình thức tháng.
Chúc Doanh nghiệp lựa chọn đúng phần mềm ERP phù hợp với thực tế của mình!