Con người Hãy chậm lại một nhịp, khi bạn là một vị sếp nóng...

Hãy chậm lại một nhịp, khi bạn là một vị sếp nóng tính!

6
Tình huống 1:
“Cho cô ta nghỉ việc ngay ngày hôm nay, tôi không thể chịu đựng được một nhân viên phòng nhân sự lại phá hỏng những mối quan hệ trong công ty như thế”. Kết thúc bằng một cái sập cửa mạnh, trưởng phòng nhân sự chỉ còn biết ôm đầu nhìn theo sếp!
Tình huống 2 :
“Hãy để thêm một ngày, có thể tôi vẫn quyết định cho cô ấy nghỉ việc vì những hậu quả quá xấu cô ta đem lại cho công ty, nhưng không phải hôm nay”. Kết thúc có thể cũng bằng một cách sập cửa, nhưng trưởng phòng nhân sự sẽ về bàn của mình và bắt đầu công việc check lại toàn bộ sự việc.
Ở tình huống thứ nhất, sếp đương nhiên là một người nóng tính, ít kiềm chế và làm việc với ông ta, bạn luôn luôn ở tâm thế căng thẳng và cần giải quyết mọi việc nhanh, dứt khoát, cho dù kết quả của nó có thể không tối ưu nhưng sẽ có “lợi thế về thời gian”.
Tình huống thứ hai, sếp có thể vẫn là người nóng tính nhưng biết kiềm chế và đã làm chậm lại những việc theo quyết định của mình một nhịp! Họ cũng vẫn đòi hỏi ở bạn sự nhanh chóng nhưng có thêm cân nhắc và đếm đo.
Bạn sẽ chọn và ngưỡng mộ ai hơn?
Tình huống 1
“Cô ta làm xáo trộn và vỡ nát các quan hệ đồng nghiệp vốn cần chia sẻ và bền vững trong công ty. Suốt hai tháng thử việc, cô ta không làm gì được hơn những việc như xem lén hộp thư, yêu cầu nhân viên phòng sale “share” thông tin lên mạng nội bộ và can thiệp một cách thô bạo vào dịch vụ khách hàng . Nói chung, cô ta làm cho mọi việc trở nên hết sức tồi tệ và càng giữ cô ta lâu, công ty sẽ giống như càng sa vào múi dây nhợ lằng nhằng không nút mở.

Lập tức sa thải, đều này làm cho tất cả mọi người, (trong đó có tôi) nhẹ nhõm. Nhưng điều đầu tiên mà công ty gặp phải, về sự vắng mặt của cô ta, là toàn bộ những công việc cô đang cầm checklist đã rối tinh. Ngày hôm sau khi cô ta nghỉ việc, là một event lởn và những thông tin thay đổi vào giờ chót đã không được cô ta thông báo. Mà đã bị nghỉ việc, đương nhiên phần trách nhiệm của cô trong công việc này là zero!

Tiếp đến, những thông tin sai lệch mà cô ta đã gây ra, không được điều chỉnh đúng hướng và chinh xác. Kẻ bôi bẩn lên tường, đổ sơn nhà sẽ chính là người chùi dọn hiệu quả nhất nếu bị buộc phải làm như thế. Có ai biết các ngóc ngách mà cô ta đã bôi bản rõ hơn cô ta đâu nhỉ!”.

Sếp nóng tính và không biết kìm chế đã nhận ra điều này ngay trong ngày cô nhân viên kia bị sa thải bất ngờ! Đó cũng chính là kinh nghiệm để những sếp nóng tính và luôn quyết định ngay tham khảo!
Tình huống 2
Ngày hôm sau, cả giám đốc nhân sự lẫn tổng giám đốc đều hình dung và đánh giá chính xác hơn những tổn thất khi nhân viên này nghỉ việc. Đương nhiên các biện pháp đối phó được đặt ra tối đa, và ít nhất, họ không bị động khi cô nhân viên đáng sợ kia bị sa thải.

Một biên bản khá kín kẽ được thành lập kèm theo những yêu cầu được đặt ra rõ ràng. Người cần phải ra đi cũng có những ràng buộc nhất định vả trách nhiệm, cô ta cần bàn giao và giải thích rõ cho người thay thế. Lương và các khoản thanh toán đầy đủ sẽ chỉ được nhận khi tất cả được giải quyết rõ ràng, dứt điểm.

Chỉ cần chậm lại một nhịp, những hậu quả đã được khắc phục đáng kể, tình trạng bị động không xảy ra!
Sự điềm tĩnh cần có ở tất cả mọi người, nhưng đặc biệt, với những người nóng tính, càng có giá ta không thề kể xiết. Theo các nhà tâm lý, việc kiềm chế và điềm tĩnh ở những người giữ vị trí lãnh đạo trong công ty có một vai trò hết sức quan trọng, vì nó tác động rất lớn đến những người xung quanh và có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công việc.

Hãy thử làm chậm lại một nhịp, điều đó chẳng dễ dàng gì, dù cho nó cũng không quá phức tạp. Thử một lần , khi mọi chuyện đang ở lúc căng thắng nhất, hãy đút tay vào túi quần, quay đi và nói: Chờ tôi một ngày!

Theo Hàng Hiệu