Chiến lược Sự cần thiết của chiến lược phát triển trong doanh nghiệp

Sự cần thiết của chiến lược phát triển trong doanh nghiệp

208
Thật không thể hiểu nổi nếu một vận động viên chạy marathon không lường trước được chặng đường đua của mình và thế là sức chỉ chạy được 5.000m, lại tham gia cuộc đua 10.000m, dốc toàn bộ sức lực cho 2.000m đầu tiên rồi sau đó lê chân không nổi… Để tồn tại và phát triển, nhà doanh nghiệp cần xd cho mình một chiến lược… 
Xây dựng chiến lược phát triển đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Thực tế đã Chứng minh nếu không xác định được một chiến lược phát triển đúng, nhà doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút ra được, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tư vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhưng đó không đánh giá được hết đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình… mà có thể dấn đến thua lỗ. Nguyên nhân dấn đến việc doanh nghiệp ngày càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn. Có thể do doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không được đổi mới, thị phán ngày càng giảm, không sử dụng đúng các chiến lược về giá, makettinh..
Chiến lược và quản trị chiến lược theo nhiều cách hiểu
Vậy hiểu thế nào là đúng về chiến lược và quản trị chiến lược? Thuật ngữ chiến lược được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, chúng tôi không có ý định đi vào cuộc tranh luận về thuật ngữ khoa học mà chỉ muốn quan tâm đến khía cạnh thực tiễn của vấn đề. Chiến lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Vì vậy, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ đến, chiến lược doanh nghiệp bao gồm không chỉ những gì doanh nghiệp muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những việc đó là một loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động và quyết định đó. Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác được những điểm mạnh co bản của mình (các nguồn lực và năng lực) và phải tính đến những cơ hội, thách thức của môi trường.
Chiến lược có thể tóm tắt như vậy, còn quản trị chiến lược thì sao? Đó là một loạt các bước mà doanh nghiệp phải thực hiện: Phân tích tình hình hiện tại; các quyết định nhằm đưa chiến lược vào thực thi đánh giá, điều chỉnh, thay đổi chiến lược khi cần thiết. Nó bao gồm tất cả các chức năng co bản của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát. Như vậy, quy trình quản trị chiến lược bao gồm cả việc xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
Michael L.Porterr, giáo sư nổi tiếng về chiến lược lãnh doanh của trường Đại học Harvad danh tiếng, năm 1996, đã phát biểu những quan niệm mới của mình về chiến lược qua bài báo: “Chiến lược là gì?” ông cho rằng:
Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù họp giữa tất cả các hoạt động của Công ty.
Trên thế giới từ những năm 80 đến nay, do môi trường kinh doanh thay đổi rất nhanh nên thuật ngữ quản trị chiến lược đã được hiểu theo nghĩa ngày càng rộng của các khoa quản trị kinh doanh ở các trường Đại học và đó cũng là một lĩnh vực kiến thức không thể thiếu được của nhà quản lý. Ví dụ, tại một trường lớn ở Canada, các sinh viên lớp Cao học về quản trị kinh doanh – M BA (trong số sinh viên đã có nhiều người đang giữ các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp) đến cuối kỳ đã được làm quen với phần mềm sống động về chiến lược doanh nghiệp. Các nhóm sinh viên đóng vai các doanh nghiệp với bước khởi đầu như nhau, cùng tham gia vào một thị trường ảo, với những thông tin ảo. Các hành động chiến lược của họ sẽ lập tức phản ánh qua sự biến đổi của thị phần và giá cổ phiếu. Buổi học thường diễn ta rất sôi nổi như trên thị trường chứng khoán. Thông tin cập nhật liên tục và thay đổi chóng mặt. Các doanh nghiệp phải tự bàn bạc và nhanh chóng đưa ra quyết sách như cắt giảm chi phí, cơ cấu lại doanh nghiệp, vay vốn mở rộng kinh doanh, sát nhập, mua lại … kết thúc, có “nhà doanh nghiệp” thua lỗ, có “nhà doanh nghiệp” ngất ngây trong hạnh phúc vì đã thắng đối thủ cạnh tranh của họ. Những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở đây rất dễ tìm việc làm.
Tại nhiều nước, nghề tư vấn chiến lược là một nghề thời thượng, cần nhiều chất xám và đầu óc phân tích tổng hợp. Các Công ty sẵn sàng trả lương cao cho những cái đầu như vậy. Tại Việt Nam, khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược doanh nghiệp ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhưng cũng chỉ là những bước sơ khai. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều quảng cáo tìm nhân sự cho các vị trí tư vấn quản lý doanh nghiệp. Một số Công ty tư vấn doanh nghiệp của Việt Nam đã hình thành và không ngừng tìm kiếm nhân sự mới. Rõ ràng nhu cầu hiểu biết về lĩnh vực này đang tăng nhanh. Nhiều công ty tư vấn nước ngoài đã mỏ các khóa đào tạo về chiến lược doanh nghiệp.
Người ta đã từng thấy hiện tượng ở nước ngoài có các phố đã từng nhan nhản các cửa hàng buôn bán nhỏ. Rối bắt đầu xuất hiện các cửa hàng lớn hơn các siêu thị. Rồi siêu thị ngày càng phình to. Rồi cả phố hầu như chỉ còn toàn là siêu thị, không ai còn nhớ tái các cửa hàng nhỏ xưa nữa. Cá lớn nuốt cá bé, các cửa hàng nhỏ đã bị các siêu thị lán nuốt hết. Chắc chắn bạn không muốn bị rơi tõm vào lòng con cá lớn và biên vào hư vô?
Vậy bạn hãy mau chóng quan tâm đến việc xây dựng chiến lược và thiết kế quản trị chiến lược cho doanh nghiệp của bạn. Trong khuôn khổ kinh phí của mình, hãy tự tìm ra đáp án hoặc nhờ tới các nhà tư vấn chiến lược để họ giúp bạn

Theo Diendanquantri